Nhiều chính sách giúp đồng bào dân tộc thiểu số ở Gia Lai phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống

|

Nhiều chính sách giúp đồng bào dân tộc thiểu số ở Gia Lai phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dâ;n tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) giai đoạn 2021-2030 đã đem lại nhiều chính sách hỗ trợ tích cực đối với đồng bào DTTS&MN cả nước nói chung và ở Gia Lai nói riêng. Nhờ những ưu đãi từ chính sách hỗ trợ này, kinh tế xã hội và đời sống của đồng bào DTTS&MN ở Gia Lai đã có sự cải thiện đáng kể.

Gia Lai là tỉnh miền núi biên giới nằm ở phía Bắc Tâ;y Nguyên có 44 dâ;n tộc anh em cùng sinh sống; trong đó đồng bào dâ;n tộc thiểu số chiếm 46,23% dâ;n số toàn tỉnh. Tỉnh Gia Lai hiện có hơn 38.500 hộ nghèo, trong đó hộ nghèo là đồng bào dâ;n tộc thiểu số (DTTS) chiếm đến gần 90%. Năm 2023 là năm thứ 2 Gia Lai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dâ;n tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I (2021-2025) (Chương trình) theo Quyết định 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ. Để giúp đồng bào thiểu số nghèo phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống, tỉnh đã triển khai nhiều chương trình tín dụng chính sách, giúp bà con phát triển kinh tế, nâ;ng cao thu nhập, ổn định cuộc sống.

 

Chương trình MTQG phát triển kinh tế xã hội vùng DTTS&MN đã đem lại nhiều hỗ trợ cho Gia Lai 

Từ nguồn vốn chính sách xã hội, nhiều hộ đồng bào dâ;n tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã có nguồn vốn để xâ;y dựng nhà ở ổn định, tạo sinh kế để phát triển kinh tế, xâ;y dựng quê hương giàu mạnh. Tỉnh luôn coi trọng việc triển khai các chương trình cho vay chính sách đối với đồng bào dâ;n tộc thiểu số, bởi tỉnh Gia Lai còn nhiều khó khăn về kinh tế, đặc biệt là ở vùng sâ;u, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.

Theo Chi nhánh Ngâ;n hàng Chính sách xã hội tỉnh Gia Lai, trong 6 tháng đầu năm nay, đơn vị này đã nỗ lực huy động các nguồn vốn mở rộng cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. Theo đó, doanh số cho vay đạt gần 965 tỷ đồng với trên 25.000 hộ vay; trong đó, riêng đồng bào dâ;n tộc thiểu số chiếm hơn 51%, với số tiền vay gần 500 tỷ đồng.

Ngoài ra, chương trình cho vay theo Nghị định số 28/2022/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách tín dụng ưu đãi thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dâ;n tộc thiểu số và miền núi giai đoạn từ năm 2021 đến năm 2030, giai đoạn 1 (2021 - 2025) cũng ??ã giải ngâ;n hơn 49 tỷ đồng cho gần 1.000 hộ vay để chuyển đổi nghề, đất ở, đất sản xuất và làm nhà ở.

Qua một năm triển khai, Chương trình đã góp phần quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu chung về phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Gai Lai nói chung và của đồng bào DTTS&MN trên địa bàn tỉnh nói riêng. Tỷ lệ hộ nghèo đa chiều duy trì mức giảm từ 1-1,5%/năm; trong đó tỷ lệ hộ nghèo dâ;n tộc thiểu số giảm trên 3%/năm; tỷ lệ hộ nghèo ở các huyện nghèo giảm 4-5%/năm. Tiếp nối Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dâ;n tộc thiểu số và miền núi giai đoạn từ năm 2021 đến năm 2030, giai đoạn 1 (2021 - 2025), trong năm 2023, tỉnh Gia Lai tiếp tục được phâ;n bổ hơn 1.000 tỷ đồng. Đâ;y là tiền đề, động lực để Gia Lai xâ;y dựng kế hoạch thực hiện Chương trình, phấn đấu giảm 3% tỷ lệ hộ nghèo vùng đồng bào dâ;n tộc thiếu số và miền núi; 50% số hộ thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất được giải quyết; 99,43% xã có đường ô tô đến trung tâ;m xã được bê tông hóa hoặc nhựa hóa; 98,95% thôn, làng có đường ô tô đến trung tâ;m được cứng hóa; 86,6% trường, lớp được xâ;y dựng kiên cố; 99,99% hộ dâ;n được sử dụng điện; 92% người dâ;n được sử dụng nước hợp vệ sinh; 100% số dâ;n được xem truyền hình và 90% được nghe phát thanh./.

 
Thu Hiền

Trang web giải trí PG Electronics