Giải pháp cho phụ nữ dân tộc thiểu số tiếp cận đầy đủ cơ hội phát triển

|

Giải pháp cho phụ nữ dân tộc thiểu số tiếp cận đầy đủ cơ hội phát triển

Tập trung giải quyết các vấn đề về bất bình đẳng giới, nâ;ng cao chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ dâ;n tộc thiểu số (DTTS) chính là những giải pháp giúp trao cơ hội cho phụ nữ DTTS chủ động tiếp cận đầy đủ cơ hội phát triển, vươn lên thoát nghèo và không ai bị bỏ lại phía sau. Từ nhận thức này, trong nhiều thập kỷ qua, bằng hành động cụ thể Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận trong công cuộc xóa đói giảm nghèo và phát triển vùng DTTS. Tuy nhiên, phụ nữ DTTS hiện vẫn phải đối mặt với các rào cản trong tiếp cận và thụ hưởng thành quả của sự phát triển.

Những rào cản trong tiếp cận cơ hội phát triển của phụ nữ dâ;n tộc thiểu số

Kết quả Tổng điều tra Dâ;n số và Nhà ở năm 2019 của Tổng cục Thống kê cho thấy, Việt Nam có 53 DTTS, trong đó, dâ;n tộc Kinh chiếm nhiều nhất (85,3%); Có 15 dâ;n tộc có dâ;n số dưới 10.000 người (Ơ Đu, Pu Péo, Si La, Rơ Măm, Brâ;u, Cống, Bố Y, Mảng, Lô Lô, Cờ Lao, Ngái, La Ha, Pà Thẻn, Lự, Chứt, La Hủ); 4 dâ;n tộc dưới 8.000 người (La Ha, Pà Thẻn, Lự, Chứt); 6 dâ;n tộc dưới 5.000 người (Cống, Bố Y, Mảng, Lô Lô, Cờ Lao, Ngái); 5 dâ;n tộc dưới 1.000 người (Ơ Đu, Pu Péo, Si La, Rơ Măm, Brâ;u) và một số dâ;n tộc ít người có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn: Phù Lá, La Hủ.


                                                                                 Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)

Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã quan tâ;m, ban hành nhiều chương trình, chính sách, hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội cho đồng bào DTTS nói chung và phụ nữ DTTS nói riêng, nhờ đó đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào DTTS được cải thiện. Tuy nhiên, phát triển diễn ra chưa đồng đều, việc tiếp cận và tham gia vào hoạt động kinh tế, các dịch vụ an sinh xã hội đối với phụ nữ DTTS còn hạn chế bởi các rào cản.

Rào cản về khoảng cách giới trong các nhóm DTTS và giữa các nhóm DTTS với dâ;n tộc Kinh còn tồn tại ở hầu hết tất cả các lĩnh vực quan trọng của đời sống kinh tế - xã hội và tham gia chính trị. Trong đó, phụ nữ và trẻ em gái DTTS là đối tượng đặc biệt dễ bị tổn thương. Hiện, cơ hội tiếp cận hệ thống giáo dục nâ;ng cao trình độ của thành viên nữ DTTS chưa cao. Kết quả Khảo sát mức sống dâ;n cư năm 2018 cho thấy, tỷ lệ đi học đúng tuổi của thành viên nữ dâ;n tộc cấp THPT có sự chênh lệch khá lớn. Cụ thể, dâ;n tộc Kinh có tỷ lệ thành viên nữ đi học đúng tuổi cấp THPT là 82,9%, ở các dâ;n tộc khác tỷ lệ này chỉ đạt 51,0% và thấp hơn so với tỷ lệ thành viên nữ đi học đúng tuổi cấp THPT của cả nước là 76,7%; tỷ lệ thành viên nữ DTTS có bằng thạc sỹ, tiến sỹ cũng thấp chỉ đạt 0,03%. Thực tế cho thấy, việc đầu tư cho giáo dục của nhóm DTTS còn thấp và có sự chênh lệch giữa nam và nữ, khoảng 1,6 triệu đồng/người/năm cho thành viên nam đi học và 1,5 triệu đồng/ người/năm cho thành viên nữ đi học (số liệu kết quả Điều tra biến động dâ;n số và kế hoạch hóa gia đình năm 2016). Những chênh lệch này là do tư tưởng trọng nam khinh nữ vốn tồn tại trong xã hội qua nhiều năm nên phụ nữ DTTS ít có cơ hội tiếp cận giáo dục, dẫn đến nhận thức và năng lực tham gia các hoạt động xã hội của phụ nữ DTTS bị hạn chế, cơ hội việc làm khó khăn, chủ yếu là lao động châ;n tay, nặng nhọc, thu nhập thấp. Nhiều phụ nữ thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo, vừa tham gia lao động sản xuất ngoài xã hội, vừa trực tiếp chăm lo công việc gia đình nên cường độ và thời gian lao động đối với họ là quá tải, mức thu nhập lại thấp nên họ không có cơ hội học tập, mở mang kiến thức.

Do rào cản về tri thức, phụ nữ DTTS thường ít thông tin về các quyền được tham gia và hưởng lợi từ các chương trình hỗ trợ phát triển sản xuất ở địa phương, ít được tham gia các khóa tập huấn nâ;ng cao năng lực hay đứng tên vay vốn tín dụng ưu đãi. Trong các chính sách hỗ trợ cho vùng đồng bào DTTS cũng ít đề cập đến vai trò của phụ nữ DTTS trong xâ;y dựng, thực hiện, giám sát - đánh giá các chính sách, chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Phụ nữ DTTS ít tham gia các tổ chức xã hội, đoàn thể, do vậy, đa số phụ nữ DTTS chưa nhận thức đầy đủ về giá trị bản thâ;n; chưa mạnh dạn vươn lên trong học tập và phát triển sinh kế, cải thiện việc làm và thu nhập.

Phụ nữ DTTS thường có xu hướng lao động sớm, hoạt động sinh kế của phụ nữ DTTS phụ thuộc nhiều vào đất đai, song phụ nữ DTTS vùng sâ;u, vùng xa lại rất thiếu cơ hội tiếp cận bình đẳng tới nguồn tài nguyên đất và vốn. Họ có rất ít cơ hội tự quyết định vấn đề có ảnh hưởng tới cuộc sống. Trong mối quan hệ gia đình, nam giới vẫn đóng vai trò chủ đạo. Nữ giới thường là chủ hộ trong các hộ thiếu vắng nam giới. Bên cạnh đó, những định kiến truyền thống về vai trò nam - nữ khiến phụ nữ DTTS gặp nhiều khó khăn khi tiếp cận thị trường và ra các quyết định liên quan đến sinh kế.

Không chỉ khó khăn về lao động, phụ nữ DTTS cũng khó tiếp cận với các dịch vụ y tế, đặc biệt là trong chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em. Qua khảo sát mức sống dâ;n cư năm 2016 cho thấy, phụ nữ DTTS tiếp cận dịch vụ khám chữa bệnh mới đạt 38,5%, thấp hơn so với phụ nữ người Kinh và Hoa là 44,4%. Có 89,9% phụ nữ DTTS có thẻ bảo hiểm y tế hoặc số thẻ khám chữa bệnh miễn phí. Việc phụ nữ một số DTTS chưa sử dụng thẻ bảo hiểm y tế là do họ không thông thạo tiếng phổ thông, e ngại khi đi khám, chữa bệnh và phải phụ thuộc vào chồng khi làm các thủ tục khám, chữa bệnh. Ngoài ra, phụ nữ DTTS tại một số vùng sâ;u, vùng xa, giao thông đi lại khó khăn khi sinh đẻ thay vì tới các cơ sở y tế họ chọn sinh đẻ tại nhà. Điều này không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe bà mẹ, trẻ em mà họ cũng mất đi cơ hội được chăm sóc sức khỏe tại các cơ sở y tế, thụ hưởng chính sách ưu việt trong khám, chữa bệnh bằng thẻ bảo hiểm y tế.

Giải pháp cho phụ nữ dâ;n tộc thiểu số tiếp cận đầy đủ cơ hội phát triển

Để phụ nữ DTTS phát huy thế mạnh của mình và chủ động trong cuộc sống qua đó nâ;ng cao tri thức, quyền làm chủ kinh tế, từng bước tiếp cận đầy đủ cơ hội phát triển, vươn lên thoát nghèo, ngày 18/11/2019, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 88/2019/QH14, phê duyệt Đề án Tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dâ;n tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030.

Theo Nghị quyết, mục tiêu cụ thể của Đề án đến năm 2025 là: Phấn đấu mức thu nhập bình quâ;n của người DTTS tăng trên 2 lần so với năm 2020; Tỷ lệ hộ nghèo đồng bào DTTS hàng năm giảm trên 3%; 100% xã có đường ô tô đến trung tâ;m xã được rải nhựa hoặc bê tông; 70% thôn có đường ô tô đến trung tâ;m được cứng hóa, 100% số trường, lớp học và trạm y tế được xâ;y dựng kiên cố; 99% hộ dâ;n được sử dụng điện lưới quốc gia và các nguồn điện khác phù hợp; 90% số dâ;n được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh; 100% dâ;n số được xem truyền hình và nghe đài phát thanh; Hoàn thành cơ bản công tác định canh, định cư; sắp xếp, bố trí ổn định 90% số hộ di cư không theo quy hoạch. Quy hoạch sắp xếp, di dời, bố trí 60% số hộ DTTS đang cư trú phâ;n tán, rải rác trong rừng đặc dụng, các khu vực xa xôi, hẻo lánh, nơi có nguy cơ xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở. Giải quyết cơ bản tình trạng thiếu đất ở, đất sản xuất cho đồng bào; 98% dâ;n số DTTS tham gia BHYT; 50% lao động trong độ tuổi được đào tạo nghề phù hợp với nhu cầu, điều kiện của người DTTS; Bảo tồn và phát triển các giá trị, bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dâ;n tộc; 80% thôn có nhà sinh hoạt cộng đồng; 50% thôn có đội văn hóa, văn nghệ (câ;u lạc bộ) truyền thống hoạt động thường xuyên, có chất lượng; Trên 80% phụ nữ có thai được khám thai định kỳ.

Việc Quốc hội ban hành Nghị quyết phê duyệt Đề án đã đảm bảo nhất quán quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác dâ;n tộc; Đồng thời, Đề án được kỳ vọng khi đi vào thực tế sẽ giải quyết hài hòa quan hệ với các dâ;n tộc, giúp nhau cùng phát triển, phát huy lợi thế, tiềm năng của vùng đồng bào DTTS&MN, phụ nữ DTTS cũng được tạo điều kiện để tiếp cận đầy đủ cơ hội phát triển.

Cùng với Đề án, để phụ nữ DTTS tiếp cận đầy đủ cơ hội phát triển thời gian tới cần tập trung vào các giải pháp như:

Một là, triển khai, thực hiện tốt Đề án Tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dâ;n tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030; Huy động mọi nguồn lực đầu tư phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và MN, trong đó, nguồn lực Nhà nước giữ vai trò quan trọng, quyết định để huy động các nguồn lực khác. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế về công tác dâ;n tộc và thực hiện chính sách dâ;n tộc; Nâ;ng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về công tác dâ;n tộc và thực hiện chính sách dâ;n tộc.

Hai là, các cơ quan chức năng cần phâ;n tích các chính sách hiện hành; đề xuất sửa đổi những bất cập của chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế ở vùng DTTS nói chung, chính sách đối với phụ nữ DTTS nói riêng qua đó rút ngắn dần khoảng cách giữa vùng đồng bào dâ;n tộc miền núi với vùng đồng bằng, giữa các cộng đồng dâ;n tộc và giữa đàn ông và phụ nữ DTTS.

Ba là, nâ;ng cao hiệu quả nguồn lực đầu tư; ưu tiên đầu tư có trọng tâ;m, trọng điểm, tập trung cho địa bàn đặc biệt khó khăn; tích cực vận động các nguồn hỗ trợ từ cộng đồng doanh nghiệp; tổ chức trong nước và quốc tế để hỗ trợ mô hình phụ nữ DTTS khởi nghiệp cải thiện sinh kế, việc làm và thu nhập.

Bốn là, tăng cường cơ hội cho các nhóm nữ DTTS yếu thế được tiếp cận và thụ hưởng các chính sách, dịch vụ hỗ trợ giáo dục và đào tạo nghề để nâ;ng cao chất lượng nguồn nhâ;n lực nữ DTTS.

Năm là, xâ;y dựng các mô hình hỗ trợ phụ nữ DTTS sau khi học nghề được chuyển đổi việc làm, cải thiện việc làm; hỗ trợ nữ thanh niên DTTS mới tốt nghiệp trung học cơ sở, trung học phổ thông tìm việc làm tại các doanh nghiệp, khu công nghiệp.

Sáu là, tiếp tục tác động mạnh mẽ để thay đổi nhận thức và hành động của xã hội đối với phụ nữ DTTS; Khuyến khích sự tham gia của phụ nữ DTTS vào quá trình thay đổi cuộc sống. Đồng thời, chú trọng tuyên truyền giúp phụ nữ DTTS phát huy nội lực và tương trợ giúp đỡ nhau về vốn, ngày công, khoa học - kỹ thuật, kinh nghiệm để phát triển kinh tế gia đình, ổn định đời sống, từng bước xóa đói, giảm nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng./.

Hùng Đạt

 


Game bài R88 Trang web giải trí